Bưởi da xanh thuộc họ hàng cây the, vỏ trái có 1 chất giống như gas, nếu bạn nặn vỏ, xịt vào ngọn đèn lửa hở thì nó bùng cháy nghe phèo phèo. Do đó, phần lớn côn trùng khi ăn phải vỏ bưởi chúng đều bị chóng mặt, nhức đầu, nặng thì chúng té xuống gốc cây bò lên không nổi, nhẹ thì cũng bị chim sâu nó ăn…
6. Sâu vẽ bùa: Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên, ảnh hưởng đến sự phát triển của đọt non.
Lá bị sâu vẽ bùa
– Phòng trị: Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh thuộc họ Encyrtidae và Enlophidae ký sinh trên nhộng. Phòng trị sâu vẽ bùa ngay trong giai đoạn ra lá non như vào đầu mùa mưa, tỉa cành cho ra đọt non tập trung, mau thành thục để hạn chế sự phá hại của sâu. Phun thuốc ngay khi lá non vừa có triệu chứng đầu tiên (25% đọt hoặc lá non).
7. Rầy chổng cánh:
– Cách gây hại: Khi mật số cao, sự chích hút của rầy làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành. Rầy còn truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Vàng lá greening cho cây.
Rầy chổng cánh
– Phòng trị: Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn. Trồng giống cây sạch bệnh. Điều khiển đọt non ra tập trung, trồng cây chắn gió chung quanh vườn. Sử dụng bẫy màu vàng vào các đợt ra lộc non, cứ 5 cây/hàng đặt 1 bẫy. Khi phát hiện thành trùng, dùng thuốc để trị bệnh.
KHUYẾN CÁO: Đối với sâu vẽ bùa và rầy chổng cánh.
- Sử dụng định kì CÔN TRÙNG - BUG để phòng trừ sâu vẽ bùa và rầy.
8. Bệnh vàng lá Greening: (bệnh vàng lá gân xanh)
- Lá bị vàng lốm đốm nhưng gân vẫn còn xanh, gân bị sưng rồi trở nên cứng và uốn cong ra ngoài, lá phía trên ngọn nhỏ và có triệu chứng thiếu kẽm, cây thường cho bông và trái nghịch mùa nhưng dễ rụng, trái nhỏ, méo mó và có nhiều hạt lép đen. Bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticus gây ra, rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm môi giới truyền bệnh.
Bệnh vàng lá Greening: (bệnh vàng lá gân xanh)
– Phòng trị: Trồng cây không bị nhiễm bệnh. Để tiêu hủy mầm bệnh, tránh chiết, tháp và lấy mắt trên các cây nghi ngờ có mầm bệnh. Khi cắt tỉa cành nên khử trùng dao kéo. Để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới, nên cách ly với vùng nhiễm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió.
+ Cắt tỉa và tiêu hủy các cành, cây bị bệnh để tránh lây lan, nếu cây bị nhiễm nặng cần loại bỏ toàn bộ cây ra khỏi vườn.
+ Phun thuốc phòng trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non.
9. Bệnh ghẻ:
– Triệu chứng: Vết bệnh có màu nâu nhạt nổi lên mặt dưới lá, trên cành non và trái.
Ghẻ loét gây hại trên quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất
– Gây hại: Nấm thường tấn công trên đọt non, cành non và trái, trên lá nấm tấn công mặt dưới lá làm cho lá bị sần sùi, biến dạng, giảm khả năng quang hợp, giảm đi giá trị thương phẩm của trái. Bệnh phát triển và lây lan mạnh trong mùa mưa và qua nước tưới.
– Biện pháp phòng trị: Vệ sinh vườn, cắt tỉa và tiêu hủy ngay các cành, lá, trái bị bệnh.
10. Bệnh Loét:
- Trên các bộ phận non của cây như lá non, cành non và cả trên vỏ của trái dễ tạo điều kiện để bệnh thường xuyên tấn công gây hại. Ban đầu chỉ là những chấm nhỏ sũng nước, màu xanh tối, dần chuyển sang màu vàng nâu, tạo thành các vết loét sần sùi màu nâu nhạt, mọc nhô lên khỏi mặt lá, cành non… xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Khi bị nặng lá bị vàng, rụng sớm khiến cho cây còi cọc, suy yếu. Cành có thể bị khô và chết (từ chỗ bị bệnh trở lên). Đối với những cây có múi thì đây được coi là loại bệnh nguy hiểm nhất.
Bệnh ghẻ, loét gây hại nặng trên lá
- Sẽ rất khó chữa trị khi cây bị nhiễm bệnh, bà con cần phải chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây để có thể hạn chế kịp thời tác hại của bệnh:
+ Đầu tiên là những cây con đã bị nhiễm bệnh thì không nên trồng. Không nên trồng bưởi quá dầy, để vườn luôn được thông thoáng.
+ Để hạn chế ẩm độ trong vườn cần thiết kế liếp trồng hình mai rùa, cao ráo thoát nước tốt trong mùa mưa.
+ Cắt bỏ và thu gom những cành lá trái đã bị bệnh còn ở trên cây (hoặc đã rụng xuống đất) đem tiêu hủy, thường xuyên vệ sinh vườn bưởi. Nếu làm tốt biện pháp này sẽ có hiệu qủa phòng ngừa rất cao. Cắt và tiêu hủy những cành, lá, trái bị bệnh, vệ sinh nghiêm nhặt kể cả quần áo nông dân làm vườn. Tránh làm sây sát lá và trái.
+ Phòng trị sâu vẽ bùa, vì vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá của lọai sâu này (chú ý các đợt cây ra đọt, lá non) bằng những biện pháp thích hợp.
+ Tránh tưới nước theo kiểu phun mưa khi cây đã bị bệnh, như thế bệnh sẽ ít lây lan từ tầng trên xuống tầng dưới của cây.
KHUYẾN CÁO: Đối với bệnh Bệnh vàng lá Greening: (bệnh vàng lá gân xanh), bệnh ghẻ và bệnh loét
- Sử dụng Bio Fugi định kì phun thân, cành, lá để phòng bệnh. Khi phát hiện cây mới chớm bệnh sử dụng Dược Vương + Nano Pico, hoặc Bio Fugi + Nano Đồng để trị bệnh. Sử dụng liên tục 2 đến 3 lần