Tất cả các loại cây trồng đều sẽ bị vàng lá ở một thời điểm nào đó do 3 nguyên nhân chính sau đây:
1. Dinh dưỡng trong đất bị mất cân đối
Một số biểu hiện thiếu dinh dưỡng qua lá
Tình trạng cây bị vàng lá do mất cân bằng dinh dưỡng thường xẩy ra đối với vườn sử dụng phân bón tổng hợp NPK, ít bón phân hữu cơ nên thiếu trung vi lượng. Khi thiếu trung vi lượng lá cây sẽ vàng, biến dạng, teo nhỏ, Xử lý bằng cách tưới hoặc phun thêm ECO SOIL dinh dưỡng bổ sung
2. Cây bị vàng lá do thối rễ
Biểu hiện cây sầu riêng vàng lá do thối rễ
Vàng lá thối rễ là bệnh xuất hiện vào cuối mùa mưa và đầu mùa nắng. Rễ cây bị thối, nhiễm bệnh khiến lá đọt bị vàng sau đó lây lan ra toàn cây. Cây bị nhiễm bệnh thường nằm rải rác khắp vườn. Lá bệnh bị vàng cả phiến lá và gân lá.
Bệnh xuất hiện nhiều trên các loại cây có bộ rễ ăn nổi như cam, quýt, bưởi, sầu riêng, na, mít, mắc ca, tiêu, điều, cà phê, cây dược liệu, cây hoa hồng,… Hầu như tất cả các loại cây ăn trái, cây hoa, cây công nghiệp đều rất dễ bị nhiễm bệnh do chúng ta đang quá lạm dụng phân hóa học làm thoái hóa đất.
Bệnh này rất nguy hiểm và có thể làm chết cây nếu như chúng ta xử lý không đúng cách. Đa phần những cây trồng sâu sẽ dễ bị mắc bệnh và khó xử lý hơn. Những cây trồng nổi khi nhiễm bệnh thường chỉ bị thối rễ tơ nên dễ xử lý hơn.
Trường hợp cây bị vàng lá thối rễ do lỗi trồng sâu, cổ rễ bị vùi lấp ở dưới đất cần phải được xử lý bài bản hơn. Những cây này khi gặp mưa, đất oi nước thì ngoài việc bị thối rễ tơ còn thối luôn cả rễ cọc nên rất nguy hiểm.
3. Cây bị vàng lá thối rễ do trồng sâu
Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ do lỗi trồng sâu, ta cần phải xử lý phần gốc cây. Rễ cọc của cây bị thối lâu ngày chắc chắn sẽ làm thối lan ra các rễ nhanh chính. Các rễ nhánh chính này là khu vực quan trọng, đóng vai trò như các đường ống dẫn nước và dinh dưỡng lên nuôi cây. Các ống này bị tổn thương, bị nén chặt, vùi lấp dưới lòng đất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của cây.
Để xử lý những cây bị vùi lấp như thế này, chúng ta cần phải moi sạch phần đất xung quanh cổ rễ để tạo thông thoáng. Sau khi moi sạch đất, chúng ta mới bắt đầu tiến hành tưới BIO FUGI cho cả phần tán cây và phần gốc để xử lý bệnh.
cải tạo đất, biến đất chai thành đất nàu nỡ - PH ĐẤT
Ngoài ra, sau khi xử lý bệnh xong chúng ta cần phải cải tạo đất để tránh tình trạng tái phát bệnh ở mùa sau. Cải tạo bằng cách làm cho đất ráo nước, trồng các loại cỏ phù hợp để phá sét tầng sâu tránh oi nước tầng rễ cọc, bón thêm phân chuồng, phân hữu cơ để tăng độ tơi xốp,…