Phương pháp trồng cây hữu cơ đang thể hiện rõ ưu thế vượt trội, đặc hiện trong bối cảnh nhiều vườn tiêu đổ bệnh, không ít nông dân đã phải phá bỏ vườn tiêu để trồng cây ăn trái ngắn ngày khác.
Chất lượng hồ tiêu chưa cao
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu phần lớn ở dạng thô, chưa đa dạng hóa sản phẩm, chưa có thương hiệu, điều kiện bảo quản và chế biến sâu chưa được đầu tư nhiều, giá trị gia tăng thấp.
Đối với người trồng, thông tin về kỹ thuật sản xuất và thị trường còn hạn chế, hiện tượng thương lái thao túng thị trường vẫn xảy ra.
Bên cạnh đó, chất lượng hồ tiêu Việt Nam không đồng đều do nhiều địa phương có thổ nhưỡng không phù hợp trồng tiêu. Việc sử dụng phân hóa học, chất kích thích không đúng liều lượng khiến cây tiêu dễ bị bệnh nấm tấn công và nhiễm chất hóa học cao. Điều này dẫn đến hạt tiêu Việt Nam giảm cạnh tranh và uy tín trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, các nước đang tăng cường hàng rào kỹ thuật đối với tiêu nhập khẩu từ Việt Nam. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đang có kế hoạch xem xét nâng mức giới hạn tối đa cho phép MRL (dư lượng tối đa cho phép) một số hoạt chất bao gồm Arcrimnathril, Tricyclazole, Metalaxyl… đối với hồ tiêu nhập khẩu từ Việt Nam.
Từ cuối năm 2016, Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến nâng mức MRLs đối với Metalaxyl sử dụng trong hồ tiêu nhập khẩu từ 0,1ppm lên 0,05ppm. Trước phản đối của Việt Nam và Ấn Độ, sau quá trình đàm phán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công Thương, EC đã giữ nguyên mức MRL Metalaxyl ở mức 0,1 ppm đến hết năm 2018.
Sau năm nay, nếu kiến nghị của EC áp dụng MRL cho phép đối với hồ tiêu nhập khẩu được thông qua, hơn 80% lượng hồ tiêu xuất khẩu vào EU của Việt Nam khả năng gặp khó khăn
Trồng tiêu hữu cơ và chế biến sâu - Lối đi cho tiêu Việt Nam
Theo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), phương pháp trồng cây hữu cơ đang thể hiện rõ ưu thế vượt trội đặc biệt trong thời điểm này, khi nhiều vườn tiêu đã đổ bệnh, nhiều người nông dân đã phải phá bỏ vườn tiêu để trồng cây ăn trái ngắn ngày khác.
Điển hình như vườn tiêu của anh Lê Hùng Huấn, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, sử dụng phương pháp pháp trồng hữu cơ, để cây phát triển tự nhiên. Thời điểm hồ tiêu được giá, trên 200.000 đồng/kg anh không chạy đua theo phong trào để bón thúc phân hóa học và các loại thuốc kích thích khác để cây phát triển mạnh cho năng suất cao để rồi có thể khiến cây bị kiệt sức, đổ bệnh.
Vườn tiêu hữu cơ của anh Huấn. (Nguồn: Agribank). |
Chi phí ban đầu bón lót phân chuồng cho các loại cây khá cao, nhưng cây phát triển bền vững, tăng sức đề kháng, không nhiễm bệnh. Những cây tiêu hữu cơ của anh Huấn được trồng bên cây trụ sống, chứ không phải trên trụ gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ được mua đi bán lại từ nhiều vườn tiêu khác, trong đó không ngoại trừ từ những vườn tiêu đã nhiễm bệnh.
Vườn tiêu rộng hơn 5 ha của anh Huấn đã hơn 15 tuổi và vẫn giàu sức sống, năm vừa rồi năng suất đạt hơn 20 tấn, lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng. Năm nay năng suất hứa hẹn gấp đôi và lợi nhuận cũng tương tự như năm ngoái mặc dù tiêu đã rớt giá.
Anh Phan Văn Sơn, ngụ tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai cũng là một ví dụ cụ thể khác cho thấy hiệu quả của phương pháp trồng hữu cơ. Cho đến nay, anh đã sở hữu diện tích đất khoảng 60 ha và chọn giải pháp trồng xen canh nhiều loại cây theo phương pháp hữu cơ để tránh rủi ro như cao su, hồ tiêu, cà phê, điều, sầu riêng, vú sữa, bơ, mãng cầu, chuối, cam… Từ đó, doanh thu hàng năm của anh không dưới 5 tỷ đồng/năm.
Trichoderma ủ phân, đối kháng chết nhanh, chết chậm
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho rằng cách duy nhất để cải thiện giá tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, doanh nghiệp cần liên kết với người nông dân để tạo ra nguồn nguyên liệu bền vững, chấm dứt hiện tượng lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đi vào chế biến sâu các sản phẩm tiêu như tiêu đen nghiền hay tiêu trắng nghiền.
Ông Hải cho biết giá tiêu thô chỉ dao động khoảng 2.800 - 3.000 USD/tấn, trong khi giá tiêu đen nghiền và giá tiêu trắng nghiền lên tới 5.000 USD/tấn. Hiện nay, tiêu thô chiếm tới 81% tỷ trọng xuất khẩu tiêu của Việt Nam.
Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu huyện Chư Sê cho biết nhu cầu tiêu sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên thế giới rất cao. Nếu sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đạt được tiêu chuẩn đó thì giá có thể tăng tới 4 - 5 lần.
Về vấn đề sử dụng thuốc bảo bảo vệ thực vật trong trồng tiêu không đúng quy tắc, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quý Dương - Phó cục trưởng, Cục Bảo vệ Thực vật cho biết: “Hiện nay, Cục Bảo vệ Thực vật phối hợp với viện IDH xây dựng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật. Với phần mềm này, bà con sẽ tra cứu được quy cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sao cho hợp lý, đúng quy trình”.
Bug Red - đánh bật bọ trĩ, nhện đỏ, ức chết và ngăn ngừa các loại côn trùng dây hại
Ngoài ra, ông Dương cũng cho biết thêm, Cục cũng đang kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào tham gia chuỗi xuất khẩu hồ tiêu.
Đức Quỳnh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng