RỆP SÁP VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN GÂY HẠI
Về đặc điểm hình thái:
- Rệp cái trưởng thành hình bầu dục, không cánh, dài 2,5-5mm, ngang 2-3mm màu hồng thân có phủ lớp sáp trắng, quanh thân có các tia sáp trắng dài, rệp đực trưởng thành dài 1mm, màu xám nhạt, có đôi cánh mỏng
- Rệp sáp đẻ 1 lần tầm 200-250 trứng, vào mùa nắng nhiệt độ tầm 28 độ, tỉ lệ trứng nở cao trung bình là 91%, nở sau 3-5 ngày. Vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày tuổi
-Vào mùa mưa rệp sáp gốc phát triển mạnh, tập trung chủ yếu ở phần rễ chính, khi mật độ quần thể tăng cao chúng lây lan sang các vùng rễ bên, rễ tơ, gặp điều kiện thuận lợi kết hợp với một loài nấm Bornetina Corium tạo thành lớp măng sông bao bọc ngoài
Cách thức gây hại và Dấu hiệu nhận biết rệp
- Giai đoạn mới ký sinh, rệp sáp thường tập trung ở phần tiếp giáp giữa gốc cây và mặt đất hoặc ở những khe, rãnh trên rễ cây phần nằm dưới mặt đất. Sau đó rệp di chuyển dần sang các rễ bên. Rệp phát triển và gây hại từ giai đoạn rễ còn non cho đến khi rễ cây chết hoàn toàn
- Khi rệp sáp ký sinh ở rễ tập trung ở mật độ cao mới biểu hiện rõ trên cây, lúc này cây phát triển chậm toàn bộ cây chuyển vàng
- Có thể nhận biết sự xuất hiện của rệp nhờ vào sự di chuyển của kiến,
- Trên cây bị nặng sẽ xuất hiện một lớp màng đen (nấm bùi hóng ) che phủ mặt lá, cành và quả cây giảm khả năng quang hợp cho cây
+ Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh vườn, giảm bớt nơi sinh sống của rệp.
- Trước giâm hom hoặc trồng kiểm tra các mắt rễ bám có rệp ko, nếu có xử lý thuốc ngay trước khi giâm trồng
- Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học, chứa các dòng nấm kí sinh côn trùng như: xanh, nấm trắng, nấm tím.. Như chế phẩm sinh học KFT Côn Trùng Bug bảo vệ các loài thiên địch rệp sáp như: bọ rùa cam, bọ cánh cứng, ong đầu đen..
- Đối với các vườn rệp xuất hiện với mật độ cao, đóng măng xông (lớp đóng thành mảng trắng che chở rệp sáp) và có biểu hiện của nấm bùi hóng (lớp màng màu đen trên lá), hoặc các bệnh tảo đỏ.. Dùng Côn trùng Bug + Nano Đồng để tăng hiệu lực trừ rệp và mầm nấm bệnh (Chỉ được kết hợp với dòng Nano Đồng),
- Khi rệp sáp xuất hiện mật độ cao có nguy cơ thành dịch thì dùng các dòng thuốc hóa học đặc trị có thành phần như: Chlorpyriphos Ethyl, Dimethoate…
-Rệp sáp gốc thường khó trị do thuốc không tiếp xúc đến, nên xử lý bằng vòi xục gốc hoặc đào vạch đất để thuốc tập trung nơi cư trú của rệp.
-Phải sử dụng thuốc ít nhất 2 lần sau 7 ngày để tiêu diệt lứa rệp non mới nở, kết hợp với sản phẩm bám dính có tính lan tỏa để tăng khả năng phòng trừ.
---Chúc bà con thành công---