Nhện đỏ là loài côn trùng gây hại và kháng thuốc rất mạnh. Chúng xuất hiện nhiều vào đầu mùa nắng và với tốc độ sinh sản và sinh trưởng rất nhanh, gây ảnh hưởng nặng nề đến cây trồng nếu không có cách phòng trị kịp thời.
1. Biểu hiện của nhện đỏ
Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối cùng có màu đỏ chót trên mình và lưng có nhiều lông cứng.
Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt lá dưới ở phiến lá, lúc mới đẻ có màu trắng hồng sau đó chuyển hoàn toàn thành màu hồng. Riêng nhện mới nở có màu xanh lợt. Nhện đỏ lan truyền nhờ tập tính giăng tơ hoặc nhờ vào gió.
Cả nhện trưởng thành và ấu trùng đều sống và tập trung ở mặt dưới của phiến lá của những lá non, nhện gây hại bằng cách chích hút dịch của mô tế bào của lá làm cho mặt trên của lá bị vàng hoặc phồng rộp loang lỗ. Khi mật độ cao làm cho lá cây khô cháy.
2. Tác hại
Nhện đỏ gây hại làm cho lá cây bị vàng, mất diệp lục khiến cho cây quang hợp kém. Nhện đỏ lây lan nhanh và gây hại cả lá và quả. Nếu không phát hiện và diệt trừ sớm sẽ làm cho cây hút nước, hút dinh dưỡng kém, lá khô rồi rụng. Quả sau này sẽ bị nhám, ảnh hưởng đến mẫu mã và giá trị nông sản.
3. Cách xử lý triệt để nhện đỏ
Để xử lý một cách triệt để, chúng ta nên sử dụng CÔN TRÙNG - BUG (BUG RED ) kết hợp với Nano Đồng để phun ngay sau khi phát hiện. Nano đồng sẽ giúp bào mòn lớp cutin của nhện đỏ sau đó nấm xanh nấm trắng sẽ xâm nhập làm cho nó bị bệnh, bỏ ăn rồi chết.
Đặc biệt, nấm xanh nấm trắng là một loại nấm ký sinh rất đặc biệt. Chúng ký sinh được cả lên trứng nhện, chỉ cần nhện con nở ra chúng sẽ ngay lập tức tiêu diệt khiến cho nhện không có cơ hội tiếp tục lây lan.
Ngoài ra, việc sử dụng CÔN TRÙNG - BUG (BUG RED ) để diệt trừ sẽ không có cơ hội cho nhện đỏ kháng thuốc vì đây là vi sinh chứ không phải hoạt chất hóa học như các loại thuốc thông thường. Nếu khi mật độ nhện khi phát hiện đã quá lớn, chỉ cần phun kép 2 lần cách nhau 3 ngày sẽ có thể diệt trừ gần như hoàn toàn cả nhện con, nhện trưởng thành và trứng nhện…