Cây hoa hồng Pháp là một loại hoa đẹp, vừa trồng làm cảnh lại có thể trồng để kinh doanh, hoa hồng nói chung và hồng pháp nói riêng rất dễ bị mắc bệnh chết khô, vậy phải phòng trừ bệnh như thế nào cho hiệu quả?
Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh chết khô cây hoa hồng Pháp
Dấu hiệu nhận biết bệnh: Trong các loại bệnh tấn công thì khô cành có thể xuất hiện và cành nhưng thường gây hại nặng ở những cành đọt non của cây hồng, ban đầu vết bệnh là những đốm dài màu nâu nhạt viền thường dày và không rõ rệt có màu nâu đậm. Sau đó vết bệnh phát triển lớn hơn, giữa vết bệnh màu xám trắng và có nhiều chấm đen li ti xuất hiện đó là ổ nấm gây bệnh. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa nhiều, ấm độ cao bệnh sẽ lây lan rất nhanh và gây hại nặng cả phần thân cây hồng và các nhánh bên cạnh, cuối cùng sẽ làm toàn bộ thân cây hồng chết khô.
ĐẶC TRỊ NẤM KHUẨN - DƯỢC VƯƠNG
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh chết khô ở hoa hồng do nấm Botryodiplodia sp. gây ra. Bào tử nấm mọc mầm cần có nước do đó bệnh sẽ phát triền mạnh trong điều kiện mùa mưa.
Phòng và trị bệnh chết khô cho hoa hồng Pháp
Cần phải trồng với mật độ thích hợp, có ánh nắng đầy đủ, thường xuyên cắt tỉa cành hồng và thu gom tàn dư thực vật để tạo sự thông thoáng cho cây hồng.
Không tưới nước vào lúc chiều tối và không tưới lên thân cành, bón phân cân đôi không bón nhiều phân đạm.
Khi phát hiện bệnh cần cách ly cây bệnh, cắt bỏ những cành bị bệnh và tiêu hủy ngay.
Sử dụng BIO FUGI định kì để phòng bệnh
Khi cây chớm bệnh sử dụng FOT + NANO PRIME , DƯỢC VƯƠNG + Nano Pico hoặc BIO FUGI + Nano Đồng để trị. Dùng 2 3 lần mỗi lần cách nhau 3 4 ngày.