Vàng lá thối rễ là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, lây lan rất nhanh trên cây cam quýt, bưởi da xanh và sầu riêng. Tác nhân gây hại chính là nấm Phytophthora và Fusarium.
Có thể nói nấm bệnh là tác nhân chính gây ra bệnh vàng lá thối rễ. Thế nhưng đất trồng mới là yếu tố quyết định cây trồng có mắc bệnh hay không? Một số loại đất không tốt sẽ là môi trường sinh sống thích hợp, giúp cho nấm bệnh phát triển và gây hại rất mạnh. Cụ thể như một số loại đất sau sẽ rất dễ gây ra bệnh vàng lá thối rễ…
1. Đất quá nhiều sét, ít hữu cơ
Đất sét là đất được hình thành từ những hạt sét nhỏ và mịn, hầu như không có khoảng trống nào chen giữa. Khi bị ẩm chúng có khả năng kết dính chặt với nhau.
Đất sét có độ kết dính cao nên khả năng thoáng khí kém, thoát nước chậm gây nên tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa làm thối rễ còn vào mùa khô thì loại đất này trở nên cứng rắn dạng cục, bề mặt nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất.
Mặt khác khi đất khô cứng, cằn cỗi sẽ khiến rễ cây rất khó có thể đâm sâu hút nước và dinh dưỡng. Chúng càng cố gắng đâm sâu càng bị tổn thương khiến cây suy yếu.
Khi rễ cây bị đứt gãy, cây suy yếu, ngập nước sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập và gây hại lên rễ cây, làm cho cây bị vàng lá thối rễ.
2. Đất bị chua
Đất chua là đất có pH<5. Đất chua hay pH thấp không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây, nhưng nó lại làm giảm sự hữu ích của các dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây. Làm giảm khả năng hấp thụ các nguyên tố N, K, Ca, Mg. Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các ion Nhôm tự do gây bất lợi cho cây trồng. Nếu đất chua nhiều, ion Nhôm cao gây độc cho hệ rễ, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển được.
cải tạo đất, biến đất chai thành đất nàu nỡ - PH ĐẤT
Hệ rễ bị nhiễm độc, làm giảm sức đề kháng của bộ rễ là yếu tố thuận lợi để nấm bệnh phát triển gây hại mạnh trong mùa mưa.
3. Đất lạm dụng phân bón và thuốc hóa học
Trong quá trình canh tác vườn theo phương pháp truyền thống, bà con thường xuyên sử dụng các loại phân bón và thuốc hóa học để bảo vệ và giúp cây mau lớn. Làm như vậy trong thời gian dài sẽ không tránh khỏi được ngộ độc đất, đất ngày càng trở nên cằn cỗi và lớp đất bề mặt bị bào mòn, các loại vi sinh vật có lợi trong đất dần bị tiêu diệt. Điều này cũng làm cho bộ rễ cây bị suy giảm sức đề kháng, rễ bị thối dần,…
Sử dụng nhiều phân thuốc hóa học còn làm cho đất bị thoái hóa, pH giảm mạnh theo thời gian, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để nấm bệnh phát triển, xâm nhập và gây hại rễ.
4. Đất vườn thoát nước kém vào mùa mưa
Nếu vườn có hệ thống thoát nước kém, vào mùa mưa mực nước trong vườn quá cao sẽ khiến cho cây bị ngập. Nước ngập làm chết vi sinh vật có lợi, khiến cho rễ cây thiếu oxy để hô hấp, vì vậy rễ sẽ tự động chuyển sang hô hấp hiếu khí.Quá trình hô hấp hiếu khí này sẽ tiết ra các chất hữu cơ độc hại như C2H5OH, CHO-OH làm thối các đầu rễ non. Đây chính là cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập gây hại gây ra bệnh vàng lá thối rễ.