“Nấm đối kháng” tên thường gọi của các chủng nấm vi sinh có khả năng tiêu diệt những chủng nấm bệnh gây hại sống xung quanh chúng. Đây là các chủng nấm rất hữu ích đối với cây trồng. Chúng ngăn cản tuyệt đối các chủng nấm hại xâm nhập gây hại vùng rễ và thân, lá cây trồng. Các nấm này có khả năng phá vỡ, làn tan vách tế bào của nấm bệnh sau đó tiêu diệt chúng. Hiện nay có 2 chủng nấm đối kháng đang được sử dụng rộng rãi đó là Chaetomium và Trichoderma.
1. Nấm đối kháng Chaetomium:
Nấm đối kháng Chaetomium được biết đến là một loại nấm có khả năng tiết ra một số hợp chất kháng sinh có khả năng ức chế và tiêu diệt nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium gây ra bệnh vàng lá thối rễ.
Các hợp chất kháng sinh bao gồm:
– Chaetoglobusin C: có khả năng phá vở vỏ tế bào, ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nấm Phytophthora, Fusarium, Colletotrichum, Rhizoctonia,…
– Chaetoviridins A và B: ức chế và tiêu diệt một số nấm như Pythium ultimum, Pyricularia oryzae,…
– Rotiorinols: do nấm Cheatomium cupreum tạo ra. Có khả năng ức chế sinh trưởng của nhiều tác nhân gây bệnh gồm cả nấm và vi khuẩn.
BIO FUGI chứa nấm Chaetomium.
Ngoài khả năng ức chế và tiêu diệt các chủng nấm bệnh nêu trên. Nấm đối kháng Chaetomium còn có tác dụng kích thích sinh trưởng và sự phát triển của cây trồng thông qua quá trình cải thiện chất lượng đất trồng. Cụ thể là trong quá trình sống trong đất Chaetomium có khả nảng sản sinh một lượng cơ chất ergosterol khá lớn. Cơ chất ergosterol này có khả năng cải tạo làm cho đất thêm màu mỡ, tăng độ phì nhiêu của đất, cải thiện cấu trúc đất, kích thích sự phát triển của cây trồng.
Một cơ chế nữa cũng phải kể đến là hợp chất Chaetoglobosin C do Chaetomium globosum sản sinh ra có khả năng kích thích cây hình thành tính kháng bệnh, giúp tăng cường sức đề kháng cho cây.
2. Trichoderma spp:
Nấm Trichoderma có khả năng tiết ra một số enzym như cellulase, chitinase, protease, pectinase, amlylase giúp phân hủy mùn, vật chất hữu cơ trong đất, giải phóng thành chất dinh dưỡng mà cây trồng dễ hấp thu nhất.
Nấm Trichoderma khi sử dụng trong đất sẽ bám vào rễ cây như những sinh vật cộng sinh khác. Nó tiết ra đất những chất kích thích giúp rễ cây ăn sâu xuống lòng đất. Làm cho rễ cây khỏe hơn và tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ trước nấm khuẩn cho rễ. Chúng tạo thành một lớp măng-xông bảo vệ vùng rễ cây tránh sự xâm nhập của các loại nấm bệnh, làm giảm khả năng nhiễm bệnh cho cây trồng. Nhờ nấm Trichoderma bám vào các đầu rễ cây giúp cho cây tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng trọng lượng quả và chiều cao của cây, làm tăng năng suất cây trồng,…
CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG, XÁC BÃ THỰC VẬT NHANH NHẤT
Lưu ý:
Đối với nấm Trichoderma, chúng có khả năng sinh khối rất nhanh trong đất. Gần như chúng sẽ xâm chiếm hoàn toàn vùng đất xung quanh tán cây khi được cấy vào đó. Đây là lý do vì sao trichoderma chủ yếu được sử dụng trong việc phòng bệnh chứ không phải là trị bệnh. Trichoderma có một điểm yếu đó là khi các chủng nấm hại trong đất quá đông sẽ khiến khả năng đối kháng của chúng giảm đi khá nhiều. Để tiêu diệt sạch sẽ nấm bệnh trong đất mọi người nên ưu tiên lựa chọn nấm Chaetomium (đọc lại phần trên để hiểu rõ hơn về Chaetomium). Chaetomium và Trichoderma khi được kết hợp sẽ trở thành “bộ đôi hoàn hảo” trong việc phòng và trị các loại bệnh do nấm gây ra trên cây trồng…