Người ta dùng vôi mục đích chính là cung cấp Canxi cho cây và cải thiện độ chua (pH) của đất. Đây là đề tài rất xưa, nhưng một số người còn chưa nắm được rõ ràng cách sử dụng vôi trong nông nghiệp.
1- Phân lọai vôi:
Chúng ta có nhiều loại vôi trên thị trường và mỗi loại vôi có đặc tính khác nhau chứ không phải loại nào cũng giống nhau. Tùy theo các chất (Nguyên tố phụ) có trong vôi như Magie (Mg), Sulphate (SO4) hay sự nóng của mỗi loại vôi mà cách sử dụng cũng khác nhau. Thông thường chúng ta có 3 loại vôi trên thị trường.
a/– Đá vôi (có nhiều ở miền Bắc): Loại vôi này rất nóng, dễ cháy cây, bột rất mịn, màu rất trắng, độ hòa tan rất cao. Ít được sử dụng nhiều trong nông nghiệp. Rất tốt cho dùng làm vôi quét tường và sát trùng.
b/- Dolomite Lime [CaMg(CO3)2]: Loại vôi này ở Việt Nam gọi là vôi Đố lô mít. Loại này rất tốt vì không nóng, có chứa thêm chất Magie. Cho nên khi bón loại vôi này vào đất cây không những cung cấp được Canxi mà còn được cung cấp thêm Magie. Chất Magie này sẽ giúp cho lá cây to và xanh hơn cũng như giúp cho trái và hạt qủa nặng hơn
c/- Vôi thạch cao [Ca SO4] Canxi Sulphate , lọai này gọi là vôi nhưng đừng lầm lẫn vối hai lọai vôi ở trên. Vôi này không được bón dưới ruộng phèn vì sẽ làm cho đất chua hơn.
Đất phèn là đất chứa nhiều Sulphate Sắt hay Sulphate Nhôm. Thường gặp nhất là Sulphate Sắt, màu vàng nổi trên đất, do oxít hóa với sắt nên có màu rỉ sắt màu vàng. Sulphate Nhôm có màu Xám vì oxít hóa với nhôm nên có màu xám. Sulphate là gốc Lưu huỳnh (S) nên tạo ra Axit làm cháy rễ cây. Nếu ta bón phân hay Vôi có chứa gốc Sulphate cho đất phèn là làm cho đất nhiều phèn thêm. Vôi này chỉ dùng được ở những đất Kiềm (PH 7.5 – 9)
2- Công dụng của vôi:
Như trình bày ở trên vôi có hai công dụng chính là cung cấp chất Canxi và cải thiện độ chua của đất cho thích hợp với từng lọai cây trồng.
Loai đá vôi, loại Dolomite lime để cải thiên đất phèn, đất chua .
Vôi thạch cao thì chỉ dùng để cải thiện đất kiềm.
3- Cải thiện Phèn:
cải tạo đất, biến đất chai thành đất nàu nỡ - PH ĐẤT
a/ Rửa phèn: Cho nước vào rưộng ngâm và khuấy cho phèn quậy đều vào nước và xả đi tùy theo độ phèn của ruộng mà ta làm nhiều lần hay ít. Rồi bón vôi vào. Phưong pháp này sẽ bị đi mất dinh dưỡng trong đất. Đa số áp dụng phuơng pháp này cho ruộng lúa.
b/ Đào mương: Đào những con mương nhỏ để cho phèn rút xuống sâu hơn, rồi bón vôi lên mặt đất. Tưới nước cho phèn rút xuống.
c/ Đắp mô: Làm thành từng vồng dài như vồng khoai lang cho phèn rút xuống, rồi bón vôi và trồng cây trên vồng.