Cây có múi là loại cây trồng phổ biến và mang lại giá trị kinh tế cao ở nước ta. Tuy nhiên sâu bệnh hại trên cây có múi gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái. Đặc biệt nứt trái gây ra ảnh hưởng nặng nề tới hiệu quả của trái. Lí do vì sao cây có múi thường bị nứt trái?
Nguyên nhân gây nứt trái
Trái bị nứt
– Nứt trái trên cây có múi xảy ra do tác động của nhiều yếu tố. Trước hết do ảnh hưởng của thời tiết. Trong mùa nắng, lượng nước cung cấp cho cây không đủ khiến cây bị thiếu nước. Vào mùa mưa, cây không kịp điều tiết lượng nước cần dùng mà hút hết. làm cho tế bào ruột trái phát triển mạnh, trong khi tế bào vỏ trái không phát triển kịp, gây ra nứt trái.
CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĂN TRÁI VÀO MÙA MƯA
– Các loại sâu bệnh xuất hiện trên cây khiến sức đề kháng của cây bị suy giảm, khả năng vận chuyển dinh dưỡng của cây giảm sút, gây mất cân bằng dinh dưỡng khiến trái bị nứt từ dưới đáy trở lên, sau một thời gian trái bị rụng.
– Trong quá trình chăm sóc trái lạm dụng phân bón hóa học quá mức, ít sử dụng vôi và phân hữu cơ bón cho cây trong thời gian dài khiến cho cây thiếu Canxi và Bo. Cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ khiến tế bào vỏ trái nhanh già và chết, trong khi đó phần thịt trái vẫn phát triển tạo ra áp lực lớn lên vỏ khiến trái bị nứt.
Giải pháp chống nứt trái hiệu quả.
– Loại bỏ các cành không có khả năng mang trái, cành già yếu, các cành sâu bệnh hại để tạo thông thoáng cho vườn, hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng.
CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG, XÁC BÃ THỰC VẬT NHANH NHẤT
–Sử dụng phân hữu cơ và phân chuồng ủ hoai mục cho vườn cây để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.
- Sử dụng DƯỠNG QUẢ - CHỐNG RỤNG để tránh nứt trái và tăng năng suất