Cây mít là loại cây lâu năm đặc biệt dễ trồng, dễ chăm sóc ít tốn công người trồng. Để có được năng suất và chất lượng tốt nhất cần đặc biệt chú ý đến cái loại sâu, bệnh hại cây mít sau đây để có biện pháp kịp thời.
1.Bệnh thối nhũn
Bệnh do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh khởi đầu là đốm màu nâu đen, sau bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen.
Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đọan trái non.
Phòng bệnh:
Sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm BIOTEC TRICHODERMA
Tạo vườn thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt.
2.Bệnh thối gốc chảy nhựa
Bệnh do nấm Phytopthora gây nên, chủ yếu gây hại nhiều trong mùa mưa. Côn trùng, sâu hại chích hút nhựa cây tạo vết thương trên thân là điều kiện thuận lợi cho nấm Phytopthora thâm nhập.
Thường những vườn mít quá ẩm ướt, cỏ rác, lá cây chất đống xung quanh vùng gốc làm cho vùng gốc luôn có độ ẩm cao, những vườn trồng quá dày, tán lá rậm rạp thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn.
Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.
Phòng bệnh:
Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt.
Bảo vệ các loài thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại.
KHUYẾN CÁO:
Sử dụng BIO FUGI định kì để phòng bệnh
Khi cây chớm bệnh sử dụng FOT + NANO PRIME , DƯỢC VƯƠNG + Nano Pico hoặc BIO FUGI + Nano Đồng để trị. Dùng 2 3 lần mỗi lần cách nhau 4 5 ngày.
Đối với bệnh thối gốc chảy nhựa dùng thuốc quét lên vết bệnh và đổ gốc kết hợp phun thân cành lá.