Bộ rễ làm nhiệm vụ chính trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cây, nhưng lá cây cũng có thể làm được điều đó. Nhờ bề mặt lá gồm nhiều đơn vị cấu tạo thành đặc biệt là lỗ khí khổng và lớp cutin giúp cho lá cây hấp thụ được chất dinh dưỡng cung cấp qua lá.
-Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Kẽm,Sắt,Ma-nhê... các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường hay thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng.
- Những trường hợp cần sử dụng phân bón lá cân đối dinh dưỡng để cho cây phát triển tốt, cho năng suất cao:
+ Bộ rễ bị tổn thương: Do tuyến trùng, rệp sáp, rễ kém phát triển..
+ Khi bộ rễ không đủ điều kiện để cung cấp dinh dưỡng: Môi trường đất chai thiếu oxi, Các chất dinh dưỡng tồn tại trong đất ở dạng khó tan mặt dù chung ta thường xuyên cung cấp, rễ kém hoạt động mùa khô và no nước vào mùa mưa
+ Khi cây phát triển các bộ phận mới : thì nhu cầu dinh dưỡng ở đỉnh cao cây cần nhiều, đặt biệt là cây đang giai đoạn ra hoa đậu quả, phân cành nhánh thì giai đoạn rễ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây
- Lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
+ Phun đều cả 2 mặt lá, đặt biệt là mặt dưới lá nơi tập trung nhiều khí khổng nhất
+ Sử dụng vào lúc râm mát, sáng sớm hoặc chiều tối là lúc thích hợp nhất
+ Dùng đúng loại phân bón lá cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây
+ Không thay thế hoàn toàn phân bón gốc.